tại sao nên dạy tiếng anh song ngữ cho con

 

Giao tiếp và ngôn ngữ là kỹ năng quan trọng cần được xây dựng và thúc đẩy cho sự phát triển ban đầu của trẻ, đặc biệt ở trẻ trong độ tuổi mầm non. Đây là khoảng thời gian mà trẻ tiếp thu nhanh và tập phản xạ, bắt chước nhiều nhất. Vì thế, nhiều bậc phụ huynh cứ đặt câu hỏi “Liệu có nên cho con trẻ tiếp xúc với tiếng anh từ sớm hay không? Hay nói một cách khác Có nên cho con học trường mầm non song ngữ ngay từ những năm đầu đi học? 

Để giải đáp thắc mắc về vấn đề chung này, mời Quý phụ huynh cùng đọc bài viết sau! 

 

Lời khuyên nào dành cho bố mẹ khi chọn trường mầm non song ngữ cho con ngay từ sớm? 

Trong giai đoạn từ 1-5 tuổi, bé phát triển về kỹ năng ngôn ngữ nhiều nhất. Có thể nói, bé học nhanh và nhạy gấp nhiều lần khi bắt đầu chuyển sang giai đoạn lên 6. Vì thế, việc chọn đúng môi trường và định hướng đúng ngôn ngữ cho trẻ để phát triển là điều cần thiết. 

Học tiếng anh song ngữ ngay từ nhỏ tại trường mầm non song ngữ hiện đang được đánh giá cao, vì nó giúp trẻ tiếp cận được cách học tiên tiến, chương trình học hiện đại và đồng thời, giúp bố mẹ nhanh chóng phát hiện được năng khiếu học ngoại ngữ của con mình. Và sau đây là những lý do thuyết phục bố mẹ nên chọn đầu tư cho con học trường song ngữ ngay từ nhỏ. 

Tìm hiểu thêm : https://meviet.vn/hoc-tieng-anh-song-ngu-la-gi/ 

 

5 điều tuyệt vời khi cho trẻ học trường mầm non song ngữ mà bố mẹ nên biết 

Bất cứ vấn đề liên quan đến việc giáo dục con đều là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Và việc học tiếng Anh từ nhỏ cũng vậy. Vậy học tiếng anh cho trẻ ở đâu là tốt nhất Một số ý kiến cho rằng cho con vào trường mầm non song ngữ để tiếp xúc với tiếng Anh sớm sẽ làm rối loạn ngôn ngữ của con, số khác lại cho rằng việc ấy sẽ giúp con tư duy ngôn ngữ tốt hơn. Thực chất rằng, có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, việc việc cho trẻ mầm non học tiếng Anh mang lại nhiều lợi ích cho cả mặt ngôn ngữ và phát triển cách tư duy của con. 

Tìm hiểu thêm : https://meviet.vn/hoc-tieng-anh-cho-tre-em-o-dau-tot/ 

 

  • Thấu hiểu ngôn ngữ theo cách tự nhiên như tiếng mẹ đẻ: khi ở 6 năm đầu đời, khi được tiếp xúc với tiếng Anh, các con sẽ dễ dàng tiếp thu hơn. Cũng chính thời gian này, con sẽ học theo một cách tự nhiên nhất đó chính là nghe – nói – đọc – viết chứ không học viết trước như người lớn. Từ đó, mọi từ ngữ con ghi nhớ sẽ tốt hơn.
  • Phát âm và nghe chuẩn hơn: lứa tuổi mầm non là lứa tuổi bắt chước. Cho con học trường mầm non song ngữ để con được tiếp xúc với tiếng Anh từ nhỏ, con sẽ bắt chước ngữ điệu và ngữ âm tương tự khi được nghe từ xung quanh hoặc người lớn. Do đó, kỹ năng giao tiếp của con cũng lưu loát hơn.
  • Não bộ phát triển, tư duy tốt hơn: có nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc học ngoại ngữ từ nhỏ thực sự có những tác động tích cực đến não bộ con trẻ. Khi con học, dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, não của con sẽ có cơ hội “tập thể dục”, từ đó linh động và nhanh nhẹn hơn.
  • Kỹ năng giao tiếp phát triển tốt: khi học tiếng Anh ở trường mầm non song ngữ, các con sẽ được khuyến khích nói chuyện hoặc nêu lên ý kiến cá nhân bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, con cũng sẽ được trò chuyện với các bạn bằng tiếng Anh nên dần dần, kỹ năng giao tiếp của con được cải thiện và con sẽ tự tin hơn trước mọi người.
  • Tự tin khám phá mọi thứ: việc tiếp xúc và học tiếng Anh từ sớm sẽ giúp con phát triển nhanh về kỹ năng giao tiếp, giúp con tự tin hơn, dám bày tỏ ý kiến hơn trong mọi vấn đề. Và chính sự tự tin này sẽ kích thích trí tò mò, sáng tạo và học hỏi mọi thứ.

Tìm hiểu thêm tại : https://meviet.vn/roi-loan-ngon-ngu-o-tre/ 

 

Bé Nóng Sốt Và Nổi Mẩn Đỏ phải làm sao


Làn da của bé rất nhạy cảm,tuyến bài tiết còn hoạt động kém.Điều này khiến các bé rất dễ mắc các bệnh về da nhất là vào mùa hè.Bé nóng sốt và nổi mẩn đỏ khá phổ biến có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này.

Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc,điều trị bệnh khi bé bị nóng sốt và nổi mẩn đỏ.

Nguyên nhân gây ra bé nóng sốt và nổi mẩn đỏ

Nổi mẩn đỏ là phản ứng của da chống lại tình trạng viêm và các tác nhân bên ngoài tấn công vào làn da bé.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nóng sốt và nổi mẩn đỏ. Dưới đây là một vài nguyên nhân cùng những triệu chứng tiêu biểu

-Trẻ bị thuỷ đậu

Triệu chứng của thủy đậu thường là nốt đỏ có bóng nước. Từ lúc nhiễm bệnh cho đến lúc phát ban khoảng hai tuần, người bệnh sốt nhẹ, nhức đầu, chảy nước mũi, đau họng…

Sau đó, tại vùng đầu xuất hiện các nốt đỏ rồi lan ra toàn thân. Mụn đỏ lớn dần, bên trong chứa nước căng mọng. Số lượng mụn có thể từ vài chục đến trên trăm. Ban mọc nhiều đợt, vì vậy có thể thấy trên một vùng da có nhiều nốt sẩn, mụn nước trong, mụn nước đục và cả mụn đóng vảy. Trong vòng 7 - 10 ngày, các mụn này sẽ khô nước, teo dần rồi mất dạng.

ngoài ra trẻ cũng bị sốt do tiêm phòng . cha mẹ theo dõi bài viết này nhé

https://meviet.vn/tre-tiem-phong-bi-sot-phai-lam-sao/

Trẻ bị tay chân miệng

 Hai ngày đầu mắc bệnh, bé sốt nhẹ, mệt mỏi, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Từ ngày thứ ba đến ngày thứ mười, bé có các triệu chứng đặc trưng của bệnh: loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng khiến bé bỏ ăn), hồng ban có gờ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.

Khi mắc bệnh tay-chân-miệng, bé biếng ăn. Hồng ban tồn tại trong khoảng bảy ngày, sau đó “lặn”, có thể để lại vết thâm.

Trẻ bị rubella

Có trường hợp trẻ sốt nhẹ, có khi lại không bị sốt. Tuy nhiên triệu chứng kèm theo là tiêu chảy, nhức đầu, hạch sưng. Các nốt mẩn đỏ có màu hồng mịn, vị trí đầu tiên xuất hiện là mặt rồi lan xuống mình, tay và chân. Thời gian xuất hiện các nốt ban này kéo dài từ 1-5 ngày rồi biến mất. Thông thường sau 3 ngày các vết ban này sẽ biến mất.

Trẻ bị sốt xuất huyết

 Trẻ sốt cao đột ngột, sau đó xuất hiện các nốt mẩn đỏ, kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, đau mỏi mình mẩy nhiều.Các nốt mẩn đỏ này không gây ngứa ngáy khó chịu, xuất hiện ở toàn thân là chủ yếu, ít mọc cục bộ. Trẻ có thể bị chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen. Nguy hiểm hơn là bị trụy tim mạch,… Khi trẻ bị sốt xuất huyết cần nhanh chóng đưa đi thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Trẻ bị sốt phát ban thông thường

.Những trường hợp này sau khi bị sốt cơ thể trẻ sẽ xuất hiện các nốt ban và chúng thường diễn biến lành tính, tự biến mất sau vài ngày.

Trẻ bị sởi

Dấu hiệu của bệnh sởi đi theo tiến trình. Đầu tiên, người bệnh bị sốt, ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực, bụng và ra toàn thân. Đặc điểm ban sởi là ban gồ lên mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da. Trẻ có thể có thêm các dấu hiệu như chảy nước mũi, ho và mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai); viêm kết mạc (đau mắt đỏ, mắt lèm nhèm); sưng đau khớp…

cha mẹ đọc thêm bài viết : https://meviet.vn/be-bi-viem-da-di-ung-thoi-tiet/ nhé trẻ cũng có đấu hiệu nổi mẩn đỏ  nhé bạn

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị nóng sốt và nổi mẩn đỏ

Trẻ bị sốt và nổi mẩn đỏ để xác định được nguyên nhân gây bệnh thì tốt nhất cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ. Thông qua các xét nghiệm, kiểm tra bác sĩ sẽ xác định trẻ mắc bệnh gì. Từ đó sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.


Cách chăm sóc trẻ bị nóng sốt và nổi mẩn đỏ.


  • Tiến hành kiểm tra thân nhiệt để biết mức độ sốt ở trẻ. 

Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C mẹ nên lau người bằng khăn ấm cho trẻ. +Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và đảm bảo đúng liều lượng.

  • Đảm bảo nơi ở của trẻ được thông thoáng, sạch sẽ.
  • Mặc quần áo thoáng, mềm và thấm hút tốt cho trẻ.
  • Tuyệt đối không kiêng ăn cho trẻ mà nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm giàu vitamin C, khoáng chất để gia tăng sức đề kháng cho trẻ. Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp….Tránh ăn uống thức ăn lạnh.
  • Cung cấp đủ lượng nước cho trẻ. Ngoài nước đun sôi để nguội nên tăng cường cho trẻ dùng nước ép trái cây, nước ép rau củ, sữa ấm,… Bù điện giải cho trẻ để tránh mất nước.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Có như vậy sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
  • Tắm gội, rửa tay, vệ sinh cơ thể hàng ngày với các loại dầu gội, sữa tắm, xà phòng, nước rửa tay... có tác dụng diệt khuẩn. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và lưu ý lau khô các kẽ để tránh ẩm ướt làm cho vi khuẩn dễ phát triển. Cần bảo vệ da không để da bẩn, xây xước... là một trong những cách tốt nhất để tránh bị bệnh và lây lan bệnh ở trẻ.

Biện pháp phòng tránh cho bé bị nóng sốt và nổi mẩn đỏ.

Nếu không cần thiết thì không nên cho trẻ đến nơi đông người.

Tay chân, cơ thể trẻ luôn được giữ sạch sẽ.

Tiêm phòng cho trẻ theo đúng quy định để mang lại hiệu quả cao nhất.

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sẽ hạn chế cơ hội vi rút xâm nhập vào cơ thể trẻ vì xà phòng diệt khuẩn có thể “tẩy” được vi khuẩn, vi rút gây.

đọc thêm bài viết : https://meviet.vn/tre-so-sinh-bi-tieu-chay-me-nen-an-gi/




lợi ích khi cho con bú

1. Vì sao sữa mẹ lại quan trọng?
 

Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên đầu tiên cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ không những cung cấp cho bé yêu tất cả năng lượng, chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết mà còn chứa nhiều kháng thể từ mẹ giúp bé chống lại bệnh tật.

Tầm quan trọng của sữa mẹ qua từng giai đoạn của trẻ:

  • Trong 6 tháng đầu đời: Sữa mẹ hoàn toàn là cần và đủ đối với trẻ trong 6 tháng đầu đời.
  • Trong 6 tháng tiếp theo của bé: Sữa mẹ sẽ giúp cung cấp tới 1/2 nhu cầu dinh dưỡng của bé.
  • Năm thứ 2 của trẻ: Sữa mẹ chiếm 1/3 nhu cầu dinh dưỡng trong năm thứ hai của cuộc đời.

Đọc thêm bài viết 10 Lợi Ích Tuyệt Vời Của Sữa Mẹ

 

2. Cho trẻ bú mẹ đến khi nào?
 
 

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau đó tiếp tục cho bú mẹ, đồng thời với bổ sung thêm các thức ăn phù hợp, cung cấp đầy đủ dưỡng chất phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Mẹ có thể cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi hoặc hơn.

 

3. Các mẹ có biết: Làm sao để cho trẻ bú mẹ đúng cách và hiệu quả?

Để thiết lập và duy trì nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng, các mẹ nên:

  • Bắt đầu cho con bú ngay sau sanh. Tốt nhất là trong vòng 1 giờ đầu sau sanh để tận dụng nguồn sữa non. Sữa non tuy rất ít nhưng rất đậm đặc và có nhiều kháng thể. Hơn nữa, việc tiếp xúc da với da sớm giữa mẹ và bé, cho con bú thường xuyên để đảm bảo sản xuất sữa liên tục. Việc điều chỉnh tư thế bú đúng ở trẻ làm tăng cơ hội cho con bú thành công.
  • Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ – nghĩa là trẻ sơ sinh chỉ nhận sữa mẹ mà không cần thêm bất kỳ thức ăn hay đồ uống nào khác, thậm chí là nước.
  • Cho trẻ bú theo nhu cầu, khi trẻ muốn, bất kể ngày hay đêm.
  • Không sử dụng bình và núm vú giả.

Nuôi con bằng sữa mẹ nhiều bạn cản thấy rất khó khăn và luôn thắc mắc trước khi sinh là nuôi con bằng sữa mẹ có khó không vậy xin tham khảo bài viết này nhé

https://meviet.vn/nuoi-con-hoan-toan-bang-sua-me/

4. Lợi ích của bú mẹ đối với mẹ và bé cụ thể là gì?

    4.1. Lợi ích của bú mẹ đối với bé:

Cho trẻ bú mẹ trong 1 giờ đầu sau sanh giúp làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong sau sinh.
 Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn làm giảm tỉ lệ tử vong đến 14 lần so với trẻ không bú sữa mẹ. Đặc biệt là đối với các bệnh lý thường gặp ở trẻ em như tiêu chảy hoặc viêm phổi (2 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở lứa tuổi này).
 

Sữa mẹ giúp hỗ trợ phát triển trí não. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh bú sữa mẹ làm tốt hơn các bài kiểm tra trí thông minh và hành vi ở tuổi trưởng thành so với trẻ bú sữa công thức. Bé bú sữa mẹ được chứng minh đạt thành tích giáo dục tốt hơn lúc 5 tuổi.
 
Hành động cho con bú kích thích sự phát triển thích hợp của miệng và hàm trẻ. Lợi ích kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Ngoài ra, sữa mẹ cũng giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại các bệnh mãn tính sau này như béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn, cholesterol máu cao…

   2.2. Lợi ích của bú mẹ đối với các mẹ

  • Việc cho bé bú mẹ đóng góp cho sức khỏe và hạnh phúc của các bà mẹ, tăng thêm tình cảm và sự gắn kết mẹ – con.
  • Mẹ giảm thiểu nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.
  • Giảm nguy cơ xuất huyết sau sinh.
  • Giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường tuýp 2, ung thư buồng trứng và ung thư vú.

Đọc chi tiết bài viết Lợi Ích Bất Ngờ Của Việc Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Đối Với Sức Khỏe Mẹ để biết thêm chi tiết lợi ích của cho con bú đối với mẹ nhé

 

Hiểu Về Viêm Đường Hô Hấp Trên Ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ

Viêm Đường Hô Hấp Trên Là Gì? 

Đường hô hấp trên bao gồm mũi, họng, xoang, hầu và thanh quản. Bình thường, các cơ quan này đưa không khí từ bên ngoài vào phổi và thực hiện hô hấp. Viêm hô hấp trên ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là tình trạng nhiễm khuẩn một hay nhiều cơ quan kể trên. Bệnh xảy ra ở cơ quan nào sẽ gọi tên theo cơ quan đó như là viêm họng, viêm mũi,… Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em thường phổ biến hơn đường hô hấp dưới.

Viêm đường hô hấp trên là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trung bình mỗi năm trẻ có thể mắc bệnh từ 5-8 lần. Với tần suất xảy ra thường xuyên như vậy, mẹ sẽ chăm con tốt hơn khi biết:

  • Những triệu chứng của viêm hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Hiểu được viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không?
  • Nắm trọn bí kíp chăm sóc với từng trường hợp viêm đường hô hấp trên.
  • Biết về nguyên nhân gây bệnh để bảo vệ con bằng cách phòng ngừa hợp lý.

Đọc themem tại nguồn bài viếthttps://meviet.vn/viem-duong-ho-hap-tren/

Nhận Biết Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi Và Ho

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh mẹ dễ nhận biết nhất là lúc mẹ cho con măm măm sữa. Trẻ có dấu hiệu khó bú, đang bú phải dừng lại nghỉ rồi mới bú tiếp. Trẻ không bú dài hơi và dễ bị sặc. Ngoài ra, nghẹt mũi làm trẻ hít thở khó khăn nên trẻ phản ứng bằng cách khó chịu, quấy khóc. Mẹ ẵm trẻ đầu cao hơn mông hoặc bế đứng trẻ sẽ dễ chịu hơn nhé.

Bình thường khoang mũi nhỏ bé của con sẽ tự tiết dịch nhầy. Dịch nhầy đóng vai trò là một lớp cửa ngăn chặn bụi bẩn, virus… xâm nhập vào cơ thể con. Vì nhiều lý do, dịch nhầy trở nên “dồi dào” hơn mức cần thiết. Chúng làm hẹp đường đi của không khí và… con bị nghẹt mũi.

Thêm vào đó, con còn nhỏ chưa quen với thở bằng miệng. Khi nghẹt mũi con phải thở bằng miệngnhiều hơn, do đó mà ho khan có cơ hội viếng thăm. Chất nhầy nghẹt mũi lâu ngày có thể chảy xuống họng làm con ngứa cổ họng, gây ho có đờm. Nhưng cũng có khi ho được gây ra cùng bởi lý do làm con nghẹt mũi. Và dù vì lý do gì chăng nữa thì mẹ vẫn phải “xử lý” nhanh gọn 2 triệu chứng này.

Con nghẹt mũi và ho kéo dài dẫn đến viêm họng, ho khan, nôn mửa, khô tím môi v.v,… Dĩ nhiên là các bà mẹ chúng ta không hề muốn con bệnh một chút nào phải không? Vì thế ngay khi chớm bệnh, mẹ áp dụng những cách dưới đây để chăm sóc con mau khỏi nhé!

Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi Và Ho Đúng Cách 

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? Nước muối sinh lý là biện pháp giúp điều trị nghẹt mũi hiệu quả nhất. Mẹ có thể dễ dàng mua những chai nước muối sinh lý 0.9% tại các tiệm thuốc tây. Mẹ áp dụng những cách sau đây sẽ giúp mũi con thông thoáng

 Đọc thêm tại đây https://meviet.vn/tre-so-sinh-bi-nghet-mui-va-ho/

Cách Trị Nghẹt Mũi Ở Trẻ Sơ Sinh Bằng Nước Muối Sinh Lý

Nước muối sinh lý 0.9% mẹ có thể mua dễ dàng ở các tiệm thuốc tây. Có nhiều cách trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh với nước muối như sau:

Cách Nhỏ Mũi

Mẹ đặt trẻ nằm ngửa, nhỏ vào mỗi bên mũi một giọt nước muối. Chất nhầy sẽ loãng dần và chảy ra sau vài phút, mẹ dùng khăn mềm lau sạch cho trẻ. Mẹ nhỏ mũi cho trẻ 3 lần/ngày.

Mẹ cũng có thể sử dụng chai xịt nước biển sâu, xịt 2-3 lần/ngày cũng hiệu quả. Cách này phù hợp cho những trẻ nghẹt mũi nhẹ. Trường hợp trẻ nghẹt mũi nhiều, mẹ có thể rửa mũi cho trẻ hay dùng dụng cụ hút mũi. 

Dùng Dụng Cụ Hút Mũi

Mẹ nhỏ vào mũi trái của con 2-3 giọt nước muối, đợi 2-3 phút cho nhầy loãng ra rồi bắt đầu hút.

  • Mẹ bóp chặt quả bóng đẩy hết khí ra ngoài rồi đưa vào mũi phải của trẻ
  • Thả lỏng quả bóng từ từ, chất nhầy sẽ bị hút ra ngoài. 
  • Lau sạch đầu quả bóng trước khi hút mũi còn lại. 

Ở đây, thói quen các mẹ thường nhỏ mũi nào hút mũi đó. Cách này mẹ vẫn hút được dịch mũi bên ngoài nhưng không hút được dịch sâu bên trong. Mẹ lưu ý cách đúng là nhỏ mũi trái thì hút bên mũi phải nhé. Lúc ấy chất nhầy từ mũi trái bị lực hút hút qua mũi phải sẽ cuốn toàn bộ dịch trong mũi ra ngoài.

Mẹ dùng lực nhẹ nhàng để tránh làm đau rát mũi trẻ nhé. Chất nhầy được hút ra nên rửa sạch, tránh vương vãi xung quang sẽ làm phát tán mầm bệnh.

Đặc biệt, không nên dùng miệng để hút mũi cho trẻ vì cách này không đảm bảo vệ sinh. Trẻ có thể bị đau hoặc nhiễm thêm các virus khác từ miệng người lớn.

Rửa Mũi Cho Trẻ

 

Mỗi lần rửa có thể sử dụng 1 chai nước muối dung tích 10ml cho mỗi bên. Mẹ nên chọn chai có đầu tròn để không đau mũi trẻ.

  • Đặt trẻ nằm nghiêng.
  • Đưa chai nước muối vào mũi trẻ bóp nhẹ nhàng
  • Nước muối sẽ thông từ mũi này qua mũi kia và tống hết chất nhầy ra ngoài. 
  • Mẹ lau sạch mũi trẻ rồi đổi bên.

Trẻ sơ sinh mới lần đầu rửa mũi có thể khóc làm mẹ lo lắng. Mẹ có thể nhờ người trợ giúp giữ con trong những lần đầu. Đồng thời thao tác thực hiện của mẹ nhanh và dứt khoát. Sau 1-2 lần trẻ sẽ quen, hiểu mẹ làm như vậy giúp mình dễ chịu nên sẽ hợp tác trong những lần sau.

Nếu mẹ chưa tự tin thực hiện cho con, mẹ hãy thử rửa mũi cho chính mình. Khi đó mẹ sẽ cảm nhận được rửa mũi như thế nào là phù hợp nhất cho con.

Ngồn bài viết tại đây nhé : https://meviet.vn/cach-tri-nghet-mui-o-tre-so-sinh/


Những Sai Lầm Kiêng Cữ Khi Sốt Phát Ban 

Mình hiểu là mẹ kiêng khem cho trẻ xuất phát từ mong muốn giúp trẻ nhanh khỏe lại. Tuy nhiên, kiêng khem không đúng cách không giúp bé mau khỏi bệnh mẹ à. Ngược lại, điều này có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm. Trẻ có thể phát sinh bội nhiễm. Đặc biệt là trường hợp sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi, mẹ không nên chủ quan.

Điển hình, có hai sai lầm thường gặp về kiêng cữ khi con sốt phát ban:

Kiêng nước: Mẹ biết không, trẻ sốt phát ban thường ra nhiều mồ hôi hơn bình thường. Cơ thể trẻ lại phát ban, gây ngứa ngáy. Việc kiêng nước sẽ khiến trẻ khó chịu và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh da liễu. Vậy nên sốt phát ban không cần kiêng nước. Cụ thể hơn các mẹ thường thắc mắc: bé bị sốt phát ban có tắm được không? Mình xin trả lời là hoàn toàn có thể tắm cho trẻ. Chỉ cần chú ý cẩn thận hơn bình thường thôi mẹ nhé.

Kiêng gió: Kiêng gió cũng không cần thiết khi trẻ bị sốt phát ban mẹ ạ. Bởi vì lúc này da trẻ cần được thông thoáng để các nốt ban nhanh lặn. Kiêng gió hay trùm khăn kín cho trẻ sẽ khiến trẻ bí hơi. Trẻ cũng khó hạ sốt. Thậm chí mồ hôi toát ra có nguy cơ thấm ngược trở lại, dễ gây nên tình trạng viêm phổi.

Vậy sốt phát ban có chú ý gì đặc biệt trong quá trình chăm sóc không? Có cần kiêng khem gì không? Nếu có thì mẹ nên kiêng gì để bệnh nhanh hết? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này nhé!

Sốt Phát Ban Ở Trẻ Em Cần Kiêng Gì?

Các mẹ có bao giờ tự hỏi vì sao trẻ sốt phát ban phải kiêng không ạ? 

sốt phát ban khác với các dạng sốt khác. Con không chỉ sốt cao mà còn kết hợp nổi ban trên da.Việc kiêng khem hợp lý, đúng cách giúp con vừa nhanh hạ sốt và ban cũng lặn mau hơn. Trẻ sẽ không bị sẹo hay các vấn đề khác trên da.

Trong những “bí kíp truyền miệng” về kiêng khem cho con, cũng có cái đúng nhưng cũng lắm cái chưa đúng. Dưới đây mình sẽ phân tích cụ thể những gì mẹ nên kiêng khi con bị sốt phát ban nhé.

Dùng Tay Gãi Lên Vùng Da Bị Ngứa

Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu là khó tránh khỏi khi trẻ bị sốt phát ban. Chính vì thế mà con sẽ thường dùng tay để gãi lên vùng da nổi mẩn, bị ngứa.

Nhưng mẹ biết không, nếu trẻ dùng tay gãi sẽ làm cho vùng da này dễ tổn thương hơn. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng da và khiến bệnh tình của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. 

Để giảm ngứa cho trẻ, mẹ có thể lấy khăn ướt/lạnh, chườm lên vùng da ngứa khoảng 5-10 phút. Hoặc mẹ làm con phân tâm bằng cách bày trò, cho con đồ chơi để con quên việc gãi ngứa. Ngoài ra, để tránh con gãi gây xước da, mẹ thường xuyên cắt móng tay cho con nhé.


https://meviet.vn/sot-phat-ban-o-tre-em-can-kieng-gi/


Trẻ Bị Sốt Phát Ban Nên Ăn Gì?


Mấy hôm nay thấy dáng vẻ mệt mỏi, xanh xao của con do sốt phát ban mà mẹ đau lòng quá đỗi. Mẹ tính nấu cho con món gì ngon ngon bồi bổ thì bà đều xua tay bảo không nên. “Món này phải kiêng không là bệnh nặng hơn đó con!” Thế là mẹ hoang mang, không biết món gì nên nấu, nên tránh bây giờ. Mẹ có thấy tình huống này giống gia đình mình không? Riêng mình khi tư vấn thì thấy các mẹ đặc biệt quan tâm trẻ bị sốt phát ban nên ăn gì. Vì vậy mình đã tổng hợp những món nên ăn và nên kiêng cho trẻ và chia sẻ cùng mẹ trong bài viết dưới đây!
 

Trẻ Bị Sốt Phát Ban Nên Ăn Gì?

Trái cây, rau xanh, củ quả: Không cần phải nói quá nhiều về nguồn vitamin dồi dào loại thực phẩm này mang lại phải không mẹ. Mẹ có thể cho con ăn trực tiếp, làm nước ép hay chế biến món luộc, hấp, súp,… đều được. Các thực phẩm này vừa tăng cường sức đề kháng cho con mau khỏe, vừa bổ sung nước. Ngoài ra, đội đặc nhiệm này kiêm luôn nhiệm vụ chống táo bón hiệu quả cho bé yêu đấy mẹ nhé.

Thực phẩm từ sữa: sữa bò, sữa đậu nành, sữa chua, phô mai,… Bình thường mẹ phải kiểm soát hoạt động “lén lút” nạp sữa, phô mai của con vì sợ béo phì. Tuy nhiên, trong những lúc này, con ăn được, uống được gì thì nên khuyến khích mẹ nhé. Các thực phẩm từ sữa giàu dưỡng chất sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé yêu.

Thức ăn mềm, nhiều nước, dễ tiêu hóa: Con bệnh, mấy chiếc răng xinh cũng lười nhai lắm, chỉ muốn ăn bún, miến, phở, súp, ngũ cốc,… Những món này con dễ ăn. Bộ máy tiêu hóa cũng không cần hoạt động quá nhiều mà vẫn hấp thụ được dưỡng chất. Thêm nữa, vì con không ăn được nhiều trong một bữa nên mẹ chia khẩu phần thành 5-6 bữa nhỏ. Nhân tiện đổi món liên tục càng tốt mẹ nhé. Mẹ thấy đấy, bạn nhỏ của mẹ cũng rất biết cách “đòi hỏi” đấy chứ. Hừm! Thôi thì vì nụ cười sớm trở lại, mẹ chịu khó một chút vậy nhé!


Trẻ Bị Sốt Phát Ban Có Nên Ăn Uống Kiêng Khem?

Chẳng hiểu từ bao giờ các bà các mẹ đã “thấm nhuần tư tưởng” trẻ sốt phát ban cần kiêng đủ thứ. Các bà các mẹ truyền tai nhau nếu không kiêng món này món kia, kiêng nước, kiêng gió, ban sẽ “nở rộ”, con lâu khỏi bệnh.

Sự thật có phải như vậy không?

Mẹ biết không, ban “nở rộ” hay không, lặn nhanh hay chậm phụ thuộc vào sức đề kháng và cơ địa của con. Ban nhiều hay ít không nói lên được con bệnh nặng hay bệnh nhẹ. Vì vậy mẹ không cần chú tâm quá vào nốt ban đâu. Thay vào đó, mẹ hãy chú ý vào trạng thái của con: tươi tỉnh, chơi được hay lừ đừ, ngủ gọi khó dậy không,… Chính những thông tin này mới thể hiện cho mẹ biết là con ổn hay cần đến bệnh viện nhé.

Mẹ đọc thêm hướng dẫn chi tiết tại bài viết:  Sốt Phát Ban Ở Trẻ – Hiểu Đúng, Chăm Sóc Hiệu Quả

Tuy nhiên ông bà ta có câu “có kiêng có lành”. Vẫn có những món ăn thường ngày rất bổ nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ khi bệnh. Các mẹ cùng xem sốt phát ban kiêng ăn gì cho trẻ mau khỏi nhé! 
đọc chi tiết tại : https://meviet.vn/tre-bi-sot-phat-ban-nen-an-gi/

Lịch Tiêm Chủng Cho Trẻ – Những Điều Cha Mẹ Cần Biết



Vì sức khỏe và tương lai của con, cha mẹ hãy nắm chắc lịch tiêm chủng cho trẻ. Tiêm chủng cho con đầy đủ, đúng lịch, đúng phác đồ để bảo vệ con khỏi những mầm bệnh lây nhiễm nguy hiểm như sởi, cúm, rubella, thủy đậu, viêm màng não…
Hệ thống miễn dịch của con dưới 5 tuổi còn rất non nớt. Trong khi đó, môi trường, vệ sinh phức tạp, thời tiết, khí hậu, nhiệt độ thay đổi thất thường… tạo điều kiện cho rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm phát triển. Dịch bệnh tấn công là một trong những nguy cơ đe dọa sức khỏe và tính mạng của con. Ngay cả khi được chữa khỏi, con vẫn có thể bị ảnh hưởng lâu dài hay chịu di chứng nặng nề. 

Tiêm chủng vắc xin giúp cơ thể con tạo ra kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể có nhiệm vụ tấn công, tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi rút có hại để bảo vệ sức khỏe cho con. Nếu con đã được tiêm vắc xin và có kháng thể, mẹ sẽ yên tâm khi vào những đợt dịch bệnh tấn công, con yêu của mẹ đã được bảo vệ an toàn.

Lịch Tiêm Chủng Cho Trẻ

Giai đoạn từ sơ sinh đến dưới 1 tuổi, con cần tiêm chủng nhiều vắc xin phòng bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộngtiêm chủng dịch vụ. Các mẹ lưu lại hình ảnh tổng hợp các mũi vắc xin cần thiết cho con để mẹ theo dõi chủng ngừa đúng lịch, đúng phác đồ nhé. 

Vắc Xin Cho Trẻ Sơ Sinh

hai mũi vắc xin đầu đời quan trọng của con mẹ cần nhớ đó là:

  • Tiêm phòng vắc xin viêm gan B – mũi sơ sinh.
  • Tiêm phòng vắc xin Lao – mũi 1. Nhắc lại sau 4 năm.

Hai mũi này thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.

Vacxin viêm gan B được khuyến nghị tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh để đảm bảo hiệu quả cao nhất bảo vệ con. Sau khi sinh, mẹ có thể còn mệt hay bận rộn tập làm mẹ mà quên mất. Mẹ hãy chia sẻ thông tin này cho bố của bé, ông bà biết để cùng theo dõi nhé. Mũi này thường được thực hiện ngay tại bệnh viện.
đọc thêm tại https://meviet.vn/lich-tiem-chung-cho-tre/





Bé Bị Ngộ Độc Thức Ăn Nên Uống Gì, Ăn Gì Để Nhanh Hồi Phục

Trẻ bị ngộ độc thức ăn bị tổn thương nhiều ở đường ruột nên thường biếng ăn, ăn uống kém. Nếu không can thiệp kịp thời trẻ rất dễ mệt lả người, yếu sức dẫn đến chậm phục hồi. Do đó, mẹ thường quan tâm cách chữa ngộ độc thức ăn cho trẻ bằng thuốc uống hay dinh dưỡng. Bé bị ngộ độc thức ăn nên uống gì? Những món ăn nào tốt giúp trẻ nhanh khỏi bệnh? Mẹ sẽ có câu trả lời sau bài viết này nhé!

Trẻ Bị Ngộ Độc Thức Ăn Nên Uống Gì?

Khi bị ngộ độc thức ăn, con thường bị nôn nhiều và đi ngoài toàn nước. Mẹ hãy nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu nhanh cho trẻ bị ngộ độc thức ăn

Trẻ nôn và đi ngoài liên tục có thể dẫn đến tình trạng mất nước rất nguy hiểm. Do đó, sau khi sơ cứu, mẹ tiếp tục tập trung bù nước và điện giải cho con đầy đủ. Đứng đầu danh mục trẻ bị ngộ độc thức ăn nên uống gì chính là nước lọc.

Nước lọc: vừa dễ uống vừa giải quyết tình trạng mất nước cho trẻ. Mẹ cho con uống từng ngụm nhỏ, liên tục trong ngày. 

Dung dịch bù điện giải: oresol, hydrite bổ sung các chất điện giải cần thiết cho cơ thể trẻ. Trẻ nhỏ nên uống 15-20 muỗng cà phê (50-100ml), trẻ lớn uống từng ngụm 100-200ml sau mỗi lần đi ngoài. Mẹ lưu ý pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn trên gói thuốc nhé.

Nước dừa: nhiều mẹ sợ bụng con đang yếu uống nước dừa vào sẽ lạnh bụng, tiêu chảy nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹ biết không nước dừa chính là điện giải tự nhiên rất tốt cho con. Đây chính là cứu cánh cho những bạn không chịu uống oresol đấy mẹ.

Nước ép trái cây không đường: vừa bổ sung nước, vừa cung cấp nhiều vitamin giúp tăng cường đề kháng. Nhưng mẹ nhớ là dùng nước ép nguyên chất không đường nhé. Vì đường ruột trẻ đang yếu không hấp thụ được đường sẽ gây tiêu chảy nặng hơn.

Trẻ Bị Ngộ Độc Thức Ăn Có Nên Uống Sữa?

Trẻ bị ngộ độc thức ăn hay có cảm giác chán ăn. Vì vậy nhiều mẹ muốn cho con uống nhiều sữa để cung cấp đủ chất cho con không bị đói. Việc con có nên uống sữa, uống như thế nào phụ thuộc con đang bú mẹ hay bú sữa ngoài. Cụ thể:

Trẻ đang bú mẹ: nếu trẻ nôn ói nhiều mẹ nên cho dạ dày con nghỉ ngơi. Sau 6 tiếng trẻ không còn nôn ói mẹ cho con bú lại. Tuy nhiên mẹ nên chia thành nhiều cữ, mỗi cữ bú ít hơn ngày thường. Như vậy, con sẽ dễ tiêu hóa hơn và không nôn ói nhiều nữa.

Trẻ bú sữa ngoài: khi tiêu chảy, hệ tiêu hóa của trẻ mất lượng lớn men tiêu hóa đường lactose. Mà đường này có mặt nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, bơ. Trẻ không hấp thụ được lactose sẽ bị tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy:

  • Nếu đây là nguồn dinh dưỡng duy nhất của con, mẹ pha loãng sữa cho con bú. Mẹ giữ nguyên lượng nước, giảm 1/2 lượng bột sữa cho mỗi cữ trong vòng 2 ngày. Sau khi trẻ dứt các triệu chứng ngộ độc như nôn, đi ngoài thì cho trẻ bú lại bình thường. 
  • Trẻ song song bú mẹ và sữa ngoài: mẹ tạm ngưng sữa ngoài, chỉ cho bú mẹ.
  • Trẻ đã ăn dặm, ăn nhiều món: mẹ có thể cắt sữa ngoài, tập trung dinh dưỡng qua thức ăn. Khi nào con khỏe hẳn thì cho uống sữa lại.

Đọc chi tiết tại :https://meviet.vn/bi-ngo-doc-thuc-an-nen-uong-gi/